X-pro
Bang Chủ


Age : 30
Registration date : 15/09/2008
Tổng số bài gửi : 211
Đến từ :
Nghề nghiệp :
Người iêu :
|
Tiêu đề: tại Bảo tàng Dân tộc học Mon Sep 22, 2008 9:43 pm |
|
|
Trường PTDL Nguyễn Bỉnh Khiêm: Coi trọng giáo dục toàn diện In Saturday, 13 September 2008 08:07
“Táo bạo trong việc xây dựng cơ sở vật chất, trường bán trú quản lí học sinh tốt nhất, chăm lo tới từng học sinh – giúp cho mỗi trò đều tiến bộ” - đó là phương châm, là giá trị truyền thống của Trường Phổ thông Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hà Nội trong 15 năm phát triển.
Vượt qua khó khăn
Năm học đầu tiên 1993-1994, Trường Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm thuê địa điểm tại Trường Cao Đẳng Sư phạm Hà Nội. Lúc đó chỉ có 4 lớp THCS với 70 học sinh, hơn 20 giáo viên. Ngay từ đầu, nhà trường đã thực hiện mô hình dạy học bán trú, đưa đón học sinh bằng ô tô, xây dựng nền nếp, kỷ luật, nhiều hoạt động giáo dục phong phú, nên đã nâng cao được chất lượng dạy và học.
Kỳ thi tốt nghiệp THCS đầu tiên, 100% HS tốt nghiệp. Đang trên đà phát triển, năm thứ 2 sau ngày thành lập, nhà trường thu hút gấp đôi lượng học sinh, nên phải thuê cơ sở mới. TS. Nguyễn Văn Hoà - Chủ tịch HĐQT, Hiệu trưởng trường Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết: ‘"Đây là thời điểm khó khăn nhất, nó quyết định đến sự tồn tại của một trường dân lập non trẻ. Được sự ủng hộ của cha mẹ HS, sự tận tuỵ của giáo viên, công nhân viên, nhà trường đã vượt qua giai đoạn này nhanh chóng lấy lại sự hoạt động ổn định”.
Thuê đất dựng trường
"Cái khó ló cái khôn”, thầy Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hoà đã có một quyết định táo bạo: lập phương án thuê đất dài hạn của dân và đầu tư trên 3.5 tỷ đồng xây dựng trường. Phần lớn, tiền vốn vay từ giáo viên, công nhân và cha mẹ HS. Sau khi xây trường mới, nhà trường đầu tư trang thiết bị dạy học chất lượng tốt, giáo viên giỏi, số lượng HS tăng rõ rệt. Đến năm 1998, toàn trường đã có hơn 800 HS. Đến khoá học 1999-2000, trường đã duy trì sỹ số 1.100 – 1.200 HS, trong đó có 55% HS khá, giỏi, tỷ lệ đỗ tốt nghiệp lớp 12 từ 97 – 99%.
Với ý chí xây dựng một nhà trường chất lượng cao, phát triển theo hướng hiện đại hoá, năm 1999, thầy Hoà tiếp tục làm dự án xây trường mới để xin thành phố giao đất ổn định lâu dài. Sau khi được giao 7.200 m2 đất tại đường Trần Quốc Hoàn (Cầu Giấy, Hà Nội), nhà trường đã tự giải phóng mặt bằng và đầu tư 20 tỷ đồng xây dựng Trường THPT Dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm. Từ khi có trường mới, hiện đại, khang trang, chất lượng giáo dục có bước chuyển biến cơ bản. HS được tuyển chọn kỹ hơn, tỷ lệ hs khá, giỏi tăng rõ rệt. Cũng trong giai đoạn này, nhà trường triển khai cuộc vận động “xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, hs văn minh thanh lịch”, triển khai đề án thực hiện 10 năm đổi mới, nhằm đưa trường tiến lên một bước ngoặt mới, chuẩn bị cho việc tiến lên hiện đại giai đoạn 2005 – 2010. 
Một phần khuôn viên của trường PTDL Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện nay
Tháng 5/2006, Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được công nhận là Trường Chuẩn Quốc Gia giai đoạn 2001-2010. HS thi tốt nghiệp lớp 9 trong 12 năm liền đỗ 100%, trong đó 60% khá, giỏi; tốt nghiệp lớp 12 đạt 100%. Riêng năm học 2007 -2008, tỷ lệ HS khá, giỏi khối THCS đạt 84,57%, khối THPT đạt 59,4%, cao nhất từ 15 năm trở lại đây.
Giáo dục toàn diện
Theo thầy Hiệu trưởng – TS Nguyễn Văn Hoà, để đạt được chất lượng giáo dục cao, nhà trường luôn chú trọng thực hiện tốt mục tiêu, trước hết dạy HS biết làm người, năng động, sáng tạo, có khả năng thích ứng cao, có ý chí vươn lên không ngừng. “Hiện nay, chúng ta chưa coi trọng giáo dục toàn diện, chỉ chú trọng một số môn để HS thi đại học. Tôi coi đó là sự lệch hướng trong đào tạo phổ thông. Các HS, không phải cứ học đại học mới là người thành đạt. Tôi muốn đào tạo HS một cách toàn diện, trang bị kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó các tình huống trong cuộc sống…, để sau này các em có thể đi vào nhiều ngành nghề phục vụ tốt cho xã hội” – Thầy Hiệu trưởng nói.

Một giờ học ngoại khóa của học sinh THCS tại Bảo tàng Dân tộc học
Trường đã tổ chức thành công mô hình giáo dục chất lượng cao, hình thành và phát triển khối song ngữ, mở ra con đường mới để đi tới tương lai; giúp HS nâng cao năng lực Tiếng Anh, nhất là năng lực giao tiếp, ứng xử nhạy bén, thân thiện, thông minh, cũng như hình thành thói quen – phương pháp học tập, làm việc độc lập, sáng tạo… Nhà trường đã tổ chức nhiều hoạt động giáo dục, hoạt động ngoại khoá nhằm động viên, thúc đẩy HS học tập với tinh thần chủ động, sáng tạo. Khóa học 2007 – 2008 là năm đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ quốc tế của trường. Trong năm học, nhà trường đã tiếp đón, giao lưu với 7 đoàn khách, giáo viên, HS quốc tế đến từ Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, Singapore, New Zeland, Malaysia./. |
|